The View [painting]

_
Cảnh [tranh bộ]

‘The View’

2017
gold leaf, silver leaf, pencil, ink, acrylic, lacquer paint on canvas
21 components, each 76cm x 76cm; installation dimension: 5.6m(l) x 2.4m(h) (approximately)
unique

exhibited

+ A Solo Exhibition by Ly Hoàng Ly – THE FACTORY Contemporary Arts Centre, HCMC, Vietnam – Aug to Sep 2017 [+link]


Ashes‘ then gets abstracted into its smallest details, before being magnified to extreme obscurity over the canvases of ‘The View’. Continuing the artist’s intention of capturing the essence of the original, and the failure in doing so, the resulting work in ‘The View’ reveals only faint echoes of the source, rendering displacements of meaning and interpretation. Together, these works ponder upon the politics of representation and seeing. The journey from ‘Phở’ to ‘Ashes’ to ‘The View’ is one of destruction: elements to be cremated in order to give life to new visions; beauty created from decay. A violent aesthetic, an aestheticisation of violence, reminding us that the remembrance of things – or the lack of it – is often based on blurred, beautified imagery of former times.

Bill Nguyễn

*

‘Cảnh’

2017
vàng lá, bạc lá, chì, mực, acrylic, sơn mài trên toan
21 đơn vị, mỗi đơn vị 76cm x 76cm; kích thước sắp đặt: 5.6m(d) x 2.4m(c)
độc bản


Tro’ sau đó được phẫu tách thành những cấu trúc vi mô, trước khi được phóng đại để tràn chảy trên nền toan của chuỗi tranh mang tựa ‘Cảnh’. Tiếp tục hành  trình tìm kiếm, tái tạo cảm giác của cái nguyên gốc đã-bị-mất (đồng thời, thất bại trong quá trình không-thể này), thị giác hoàn thiện của ‘Cảnh’ chỉ để lộ ra những âm vọng mờ nhạt của nguyên gốc ban đầu, ám chỉ sự lạc địa của cả ý nghĩa (từ bản thân tác phẩm) lẫn sự diễn dịch (từ người xem). Cùng nhau, ‘Tro’ và ‘Cảnh’ khiến ta suy tưởng về tính chính trị của sự tái trình hiện và sự nhìn. Vì, hành trình từ ‘Phở’ đến ‘Tro’ đến ‘Cảnh’, về bản chất, là một chuyến đi của sự tàn phá. Ở đó, những yếu tố nhất định bị hoả thiêu để thổi hồn cho sự sống mới; và cái đẹp lại được sinh ra từ sự phân huỷ, chết chóc. Một thẩm mỹ bạo lực, một sự thẩm mỹ hoá bạo lực. Nó gợi nhắc ta rằng, sự hồi tưởng – hay sự vắng bóng của những hồi tưởng – thường bắt nguồn từ những hình ảnh đã mờ nhoà, hay đã được tô điểm, về một thời đã qua.

Bill Nguyễn