Requesting Words – Offering Words

_
Xin Chữ – Cho Chữ

9-hour public durational performance & installation by Ly Hoàng Ly

[+link] Nhà Sàn Collective

[+link] Soi.today

videos

[+link] Nhóm Nhà sàn Collective – Performed by Ly Hoàng Ly (part 1)

[+link] Nhóm Nhà sàn Collective – Performed by Ly Hoàng Ly (part 2)

[+link] Nhóm Nhà sàn Collective – Performed by Ly Hoàng Ly (part 3)

exhibited

+ TỪ-TỚI . FROM-TO – Nha san Collective – Hanoi, Vietnam – Aug 2015 [+link]


REQUESTING WORDS – OFFERING WORDS

Requesting Words – Offering Words is a durational performance piece that was performed for nine continuous hours on August 2nd, 2015.

In this performance, the artist considered/used her body, her voice, and her actions as a means/raw material to absorb everyday society and at the same time, through her presence, brush against the reality of people’s lives, minds, and consciousness of daily life in Vietnam. The performance process was a raw experience of longing to track back/sketch an image of a piece of the past by means of personal snapshots alongside direct reactions from everyday people that the artist met and interacted with on the streets. This process was also another way to paint a picture of today’s society through people’s memories, conceptions of self, and consciousness.

The artist propels herself as an embodied material to question herself and what it means to live amid indefinite borders (or extremely sharp contrasts?) between frivolous daydreaming illusions and harsh earthly existence, between façade and reality. The artist wore an expensive silk ao dai that suggested the image of a young girl daydreaming in the city. Her belongings included a large rimmed hat made out of bread, a pair of wings that was worn upside-down, a bicycle coated with thin white paper with a basket carrying a white pillow and white blanket, and a burgundy colored chapbook. The chapbook was an anthology of Vietnamese timeless literary works including Binh Ngo Dai Cao (The Great Proclamation of Triumph Over the Wu Dynasty) written by Nguyen Trai in 1427.

At exactly noon on August 2nd, 2015, the girl began her journey from a room in a villa on 14 Duong Thanh, Hanoi, Vietnam which was her birthplace. Since it was raining heavily, to maneuver through the weather, she had to wrap the bread on her head in a piece of plastic. She also tried to cover herself with another piece of plastic as her raincoat, but seeing that the flimsy raincoat would be cumbersome to wear and would prevent her from truly absorbing and brushing against the contours of society, she decided to roll the plastic up. It turned out that the piece of plastic, which was supposed to protect her from the rain, became a burden that she had to carry along with her for the rest of the journey. In addition, pedaling her bicycle became strenuous as she managed to hold onto her food – the bread on her head – while keeping it from getting wet.

Along the way, every now and then she tore a small piece of bread to eat, and every now and then she would lie down on the pavement, her head on a pillow that she leaned up against a tree, as she would read Binh Ngo Dai Cao out loud in the rain. Her pillow and blanket were soaked with raindrops, sewer water, and dirt. She read the Cao (Proclamation) and introduced it to a vegetable street vender, a guard, a drugstore saleswoman, a daily laborer, a public street cleaner, a trash collector, some elders, children, and young adults… Some enjoyed her reading. Some approached her intentionally to talk and were eager to read the verses of the Cao loudly. Some avoided her, while some even drove her away.

But the key impetus in the girl’s journey was to ‘request words.’ Vietnamese people have the tradition of requesting words from Sages, Thay Do (Teachers of Chinese Letters), and scholarly intellectuals. However, the girl was requesting words from the everyday people she met along her journey – words they liked and selected from Binh Ngo Dai Cao.

Some offered her more than one word. Some shyly said they never been asked for words and their writing was too ugly to offer her any words. Some were illiterate and unable to offer her written words. Some gave her words by speaking them out loud as she wrote them down. Some read very slowly, mispronouncing some words, but stuck to reading a whole paragraph from the Cao before painstakingly writing them down.

From all the words she requested and were offered, she asked people to attach their words to the white blanket or she would attach them herself. Together, with the people she was able to interact with, they visualized the fragments of history and memory, of remembering and forgetting, of recalling and forming a new memory as well as the fragments of the white spaces that embody the gaps between experiences and knowledges. Their visualization of these contrasting processes were captured all on the blanket in the presence and absence of words.

This performance can also be seen as a survey of whether it is imperative to remember the entirety of history. Moreover, this artwork is also a means to observe how some important parts of history may be forgotten but can easily be recalled because of a small reminder, or how parts of history can be something we have never known but feel its familiarity close to our hearts and the blood running through our veins.

The artist considers the words attached on the blanket as an example of a new version of Binh Ngo Dai Cao and how its verses are disjointed, dislocated, and its very articulation is being transformed in Vietnamese society today. This performance is also considered as a performative gesture to question Vietnamese audiences to think and remind them about their role and their responsibility to the state of the country domestically and internationally.

The entirety of the performance, including the artist’s and her volunteer team’s actions was livestreamed online, as she intentionally shared the whole process in detail with the audience without editing the raw footage including the “behind-the-scene” moments of the performance. For nine-hours, the artist, together with her team, exposed themselves to the public, showing how the art was camouflaged in – alienated from – camouflaged in – alienated from – camouflaged in daily life, at times blurry, at times sharp.

All the materials from the aftermath of this public durational performance was installed and exhibited in the form of installation art, which continues to invite audience participation, both in person by going to the art space (Nha San Collective, 1 Luong Yen, 15 floor, Hanoi) and offering their words OR by offering their words online.

*

XIN CHỮ – CHO CHỮ

Xin chữ cho chữ là một tác phẩm trình diễn kéo dài liên tục 9 tiếng diễn ra vào ngày 2 tháng 8 năm 2015. Trong tác phẩm này, người nghệ sỹ xem/sử dụng cơ thể, tiếng nói, hành động của mình như một phương tiện/vật liệu sống để thẩm thấu đồng thời quết vào hiện trạng sống, tâm tưởng và ý thức của những con người trong cuộc sống hàng ngày ở xã hội Việt Nam. Quá trình performance là một cuộc trải nghiệm thô sống, mong muốn lần về/ phác thảo hình ảnh một mảng quá khứ bằng chân dung và phản ứng của những người đương thời mà người nghệ sỹ gặp gỡ tương tác ngẫu nhiên trên đường. Song song, quá trình này cũng là một cách thức vẽ nên bức tranh xã hội hôm nay bằng những ký ức, nhận thức và tâm thức của con người hôm nay về quá khứ.

Tự đưa mình vào và tự vấn về ranh giới mơ hồ (hay tương phản rát rạt?) giữa mộng mị ảo ảnh ngớ ngẩn và đời thường trần ai, giữa diễn và thật, trong tác phẩm này, người nghệ sỹ mặc áo dài bằng thứ lụa đắt tiền, gợi hình ảnh thiếu nữ thị thành mộng mơ. Hành trang của cô gái gồm một chiếc mũ rộng vành làm bằng bánh mì, đôi cánh trắng mọc ngược, xe đạp bọc giấy bản trắng, giỏ xe chở gối và chăn trắng, cùng một quyển sách có bìa đỏ mận. Đó là tuyển tập những áng cổ văn bất hủ của Việt Nam, trong đó có bài Bình Ngô Đại Cáo.

Đúng 12 giờ trưa ngày 2 tháng 8 năm 2015, cô gái bắt đầu hành trình của mình từ một căn phòng ở Nhà số 14 Đường Thành, Hà Nội, nơi cô sinh ra. Trời mưa to khiến cô phải tìm cách bọc ni-lông chiếc bánh mì trên đầu cho bánh khỏi mủn ra. Cô cũng định phủ mình bằng vải ni-lông để che mưa, nhưng cô thấy mớ ni –lông quá lùng nhùng, khiến cô không thể thẩm thấu và quết mình vào bức toile cuộc sống, cô bèn vo nó lại. Vô hình chung, tấm ni-lông cô định dùng để che mưa, lại trở thành một mớ vướng víu mà cô phải chở theo trong suốt hành trình. Việc đạp xe trong mưa trở nên khó khăn vì cô luôn gắng giữ cho chiếc bánh mì trên đầu – thức ăn của cô – không ướt.

Trên đường đi, thi thoảng cô ngắt bánh mì trên đầu ăn, thi thoảng cô kê gối vào gốc cây, trùm chăn nằm đọc Bình Ngô Đại Cáo dưới mưa gió. Chăn gối của cô sũng nước mưa, nước cống và đất cát. Cô cũng đọc bài Cáo đó và giới thiệu cho những người bán rau quả, bảo vệ, nhân viên cửa hàng thuốc, công nhân, lao công, người đổ rác, các cụ già, trẻ em, thanh niên… Có những người rất vui khi nghe cô đọc tác phẩm này. Có người chủ động đến hỏi thăm cô và hăng hái đọc to những câu thơ trong bài Cáo. Có những người lảng tránh cô, thậm chí xua đuổi cô.

Nhưng, điều mấu chốt trong hành trình của cô gái là cô đi xin chữ. Người Việt Nam có tục đi xin chữ thánh hiền, xin chữ thầy Đồ, xin chữ những bậc trí giả. Còn cô gái đi xin từng chữ của những người cô gặp trên đường – những chữ mà họ thích và lọc ra trong bài Bình Ngô Đại Cáo.

Có những người hào phóng cho cô hơn một chữ. Có những người ngượng ngùng bảo chưa ai xin chữ họ bao giờ và chữ họ rất xấu. Có những người không biết chữ để mà cho cô chữ. Có những người cho cô chữ bằng cách đọc chứ không viết, bảo rằng họ không biết viết. Có những người đọc rất chậm, phát âm sai nhưng vẫn kiên trì cố gắng đọc cả một đoạn thơ cho cô nghe, sau đó mới nắn nót cho cô chữ.

Tất cả những chữ cô xin và được cho, cô gắn hoặc đề nghị người cho chữ gắn lên tấm chăn trắng. Cô và những người tương tác cùng cô đã cùng nhau thị giác hoá những mảng bám rời rạc của lịch sử và ký ức, của nhớ và quên lãng, của hồi nhớ lại và hình thành trí nhớ mới, cùng những khoảng nhận thức/kiến thức trắng xoá, bằng tấm chăn này.

Tác phẩm performance này cũng có thể được coi là một cuộc khảo sát về việc chúng ta có nhất thiết phải nhớ hết lịch sử? Có phải có một vài điều cốt yếu mà dù ta có thể quên nhưng nhắc lại là nhớ ngay, hoặc có phải có những điều ta chưa bao giờ biết đến, nhưng nghe nói tới thì tưởng như quen thuộc như gắn trong máu tim ta rồi.

Đối với người nghệ sỹ, những con chữ trên tấm chăn là một ví dụ về phiên bản lời mới tinh và cấu trúc hình dạng biến đổi/chuyển đổi của tác phẩm Bình Ngô Đại cáo trong xã hội Việt Nam ngày hôm nay.

Toàn bộ quá trình performance của nghệ sỹ cùng nhóm hỗ trợ được live stream online, với chủ ý sẻ chia mọi nguyên liệu chi tiết thô sống của cuộc trình diễn, không cắt gọt chỉnh sửa, phơi bày tất cả 9 tiếng nghệ thuật hoà vào – văng ra khỏi – hoà vào – văng ra khỏi – hoà vào cuộc sống, lúc nhoè lúc sắc.

Tất cả các vật liệu đi cùng tác phẩm trình diễn sau đó được sắp đặt và trưng bày như một tác phẩm installation sau trình diễn, tiếp tục mời khán giả tương tác tại chỗ và trên mạng.