Ly Hoàng Ly – Phẳng chung thủy và toán học

Hà Huy Khoái – Tuổi Trẻ Cuối tuần

[+link1]

[+link2]

Đây không phải lần đầu tiên toán học là cảm hứng cho nghệ thuật. Salvador Dali từng có loạt tranh cuối đời lấy cảm hứng từ “lý thuyết tai biến” của René Thom.

Nhưng nếu Salvador Dali vẽ nên “hình học của các tai biến”, thì Ly Hoàng Ly vẽ theo những con chữ của “Bổ đề cơ bản Langlands – Ngô Bảo Châu”.

Họa sĩ thuật lại công việc của mình thật giản dị trong lớp học của giáo sư Ngô Bảo Châu:

“…Tôi trở thành người ký họa không hiểu gì, chỉ đơn giản chép lên sổ vẽ tất cả các ngôn ngữ toán và các hình ảnh mà giáo sư Châu viết lên bảng đen, giải thích chứng minh Bổ đề cơ bản của ông cho sinh viên…”.

“…Trong cuộc hội thoại với giáo sư Ngô Bảo Châu, tôi hỏi ông có cách nào thị giác hóa thuật ngữ phẳng chung thủy theo ngôn ngữ thông thường. Giáo sư Châu đáp: ”Nếu một cái đinh ốc là một cái chốt có ren để gắn các vật vào nhau, thì phẳng chung thủy có thể được hình dung như một cái đinh ốc gắn giữ nguồn gốc của những dạng toán đã được biến đổi”. Tôi mượn thuật ngữ toán học phẳng chung thủy làm tựa đề cho dự án nghệ thuật đang triển khai của mình. Dự án này, có vẻ như nghịch lý với tựa đề, khởi lên từ nỗi ám ảnh kéo dài của tôi về hình dạng của các biến lệch trong ngôn ngữ…”…